Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Viêm khớp gối cấp tính

Những người thừa cân, béo phì là đối tượng dễ mắc viêm khớp gối cấp tính, do trọng lượng cơ thể đè lên khớp gối nặng. Thoái hóa khớp hay thấp khớp cấp. Gout cũng là nguyên nhân gây viêm khớp gối cấp tính.


Chấn thương, va đập do tai nạn lặp đi lặp lại trong thời gian dài cũng là chất “xúc tác” gây ra bệnh viêm khớp gối cấp.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp gối cấp tính


Người bệnh có cảm giác đau nhức liên tục ở vùng khớp gối, đau mạnh hơn khi vận động khớp gối.

Đầu gối cử động hay phát ra tiếng kêu lạo sạo to kèm theo đau nhức.

Lỏng khớp cảm thấy không vững, dấu hiệu của đứt dây chằng.

Cứng khớp vào buổi sang, khó vận động.

Nóng, sưng, đỏ ở khớp gối

Điều trị bệnh viêm khớp gối cấp

Khi bị viêm khớp gối cấp tính, người bệnh nên đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời.



Điều trị viêm khớp gối cấp tính bao gồm biện pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Thuốc được dùng trong điều trị là thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ… Lưu ý: Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc vì các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, tim mạch. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn. Tránh vận động mạnh, vận động quá sức. Nên giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì để giảm áp lực đè lên khớp gối.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Triệu chứng trẻ bị cong vẹo cột sống

Khoảng 20% trẻ vẹo cột sống ở độ tuổi thiếu nhi (từ 3 – 10 tuổi) có nguyên nhân từ các bệnh lý khác kèm theo, phần lớn chưa tìm ra nguyên nhân. Sau 10 tuổi, đa số trẻ vẹo cột sống vô căn diễn biến nặng cho đến tuổi trưởng thành.


Đa số trẻ dưới 3 tuổi bị vẹo cột sống bẩm sinh hay liên quan đến các bệnh lý khác đều khó điều trị và tiên lượng nặng hơn.

Triệu chứng của cong vẹo cột sống:


Hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau; hai tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên hẹp; mào chậu bên thấp bên cao; hai thăn lưng mất cân đối hoặc có ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên.

Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.



Có nhiều nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống. Một số trẻ em sinh ra đã bị cong hoặc vẹo cột sống bẩm sinh. Một số trẻ em bị cong vẹo cột sống do ngồi, đi đứng quá sớm hoặc bị mắc các bệnh về thần kinh, bệnh cơ, bị chấn thương, thể trạng kém vì ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương), cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi.

Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống.

Cong vẹo cột sống ở tuổi học sinh có thể phát sinh do ngồi sai tư thế vì bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, chiếu sáng bàn học kém, mang cặp sách quá nặng về một bên vai.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Phương pháp Chiropractic là gì?

Địa chỉ ứng dụng phương pháp Chiropractic của Mỹ vào trong quá trình điều trị các vấn đề cơ xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng ở nhiều mức độ khác nhau. 


Phương pháp Chiropractic là liệu pháp được đánh giá rất cao với các ưu điểm nổi trội sau:


Điều trị nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian, mức độ đau nhức có thể giảm từ 10 xuống còn 1 – 3 sau điều trị, cho hiệu quả lâu dài và hạn chế tái phát đến mức tối đa.

Hoàn toàn không dùng thuốc, không xâm lấn hay can thiệp phẫu thuật, chỉ áp dụng các liệu pháp xoa bóp, nắn chỉnh bằng tay, kết hợp trị liệu thần kinh cột sống, phục hồi chức năng cơ – xương – khớp cột sống, châm cứu, vật lý trị liệu,… và tập vận động theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp uống thuốc hay phẫu thuật, tỷ lệ thành công đến hơn 95%, không phát sinh thêm các khoản tiền bất hợp lý nào trong suốt liệu trình điều trị.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ hồi phục, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, trang bị hàng loạt thiết bị máy móc hiện đại như: máy chụp phim X-Quang, phim cộng hưởng từ MRI, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu phục hồi chức năng ATM2, tia Laser thế hệ thứ IV, hồng ngoại IR, điện xung,…

Sở hữu đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn giỏi với những kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, chu đáo, tận tình.  Còn có cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, được thiết kế theo từng chuyên khoa riêng biệt như: khu trị liệu có hệ thống máy hiện đại, khu vực châm cứu và bấm huyệt, khu chẩn đoán hình ảnh (chụp X-Quang, chụp cộng hưởng từ MRI),…

Trang thiết bị, máy móc luôn ứng dụng những loại hiện đại nhất.


Liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:


Một liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sau khi được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh lý thường bao gồm các bước cơ bản như sau:

Giảm đau: Có thể áp dụng một trong các biện pháp như: chiếu tia hồng ngoại IR, đắp nóng, siêu âm, điện xung, sóng xung kích, chiếu tia Laser,… Trường hợp bệnh lý nặng hoặc phức tạp, bác sĩ sẽ tùy chỉnh và thực hiện kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Điều trị: Thường thực hiện xoa bóp, nắn chỉnh cột sống lưng bằng tay hoặc bằng máy chuyên dụng, kết hợp với các thao tác xoa bóp nhẹ nhàng. Tùy vào tình trạng cụ thể của từng khách hàng mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình chi tiết và chỉ định biện pháp phù hợp nhất.

Trị liệu hỗ trợ: Châm cứu giúp tăng cường dinh dưỡng cho vùng da và cơ, đẩy nhanh quá trình hồi phục, kết hợp bấm huyệt để mang lại hiệu quả cao nhất (tùy vào tình trạng khách hàng mà bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể).

Với việc ứng dụng phương pháp Chiropractic, không cần dùng thuốc, không phẫu thuật, quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng được thực hiện rất hiệu quả, tỷ lệ thành công cao, giúp khách hàng lấy lại sức khỏe tốt, chức năng và hoạt động của cột sống phục hồi ổn định.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Quy trình tái cấu trúc xương

Tái cấu trúc xương là sự phát triển liên tục, lâu dài xảy ra ở các đơn vị xương (gồm nhiều tế bào xương). Quá trình được bắt đầu bằng sự hủy xương hay còn gọi là quá trình tiêu xương và quá trình tạo xương mới lấp đầy các hốc do sự tiêu xương tạo ra.


Hiểu biết về quá trình tái cấu trúc xương giúp hiểu rõ cách thức thay đổi của khối xương bởi các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền từ đó có biện pháp điều trị loãng xương.

Quá trình hủy xương xảy ra do tế bào được gọi là “hủy cốt bào osteoclast”, có nguồn gốc từ tế bào đơn nhân – đại thực bào. Xương mới được hình thành do các tế bào được gọi là “tạo cốt bào osteoclast”,có nguồn gốc từ các tế bào sợi, các tế bào này tạo ra các chất căn bản của xương, protein, và sự khoáng hóa (hấp thu các muối khoáng) của mô xương.

Các tế bào xương chính là các tạo cốt bào trưởng thành và trở thành tế bào được vùi trong chất căn bản của xương. Mặc dù các tế bào này không vận chuyển chủ động nhưng nó được kết nối với các tế bào nằm dưới bề mặt của xương bằng các ống nối nhỏ.



Điều này lí giải các tế bào xương có nhận làm áp lực của trọng lực và chịu tải trọng cơ thể và bằng các ống nối nhỏ các tín hiệu này kích hoạt các tế bào “hủy cốt bào” hay “tạo cốt bào”.

Ở người trưởng thành mỗi chu kỳ tái tạo xương đảm bảo sự cân bằng giữa hủy xương và tạo xương và kéo dài khoảng 90-130 ngày.

Sự duy trì khối xương trong quá trình tái cấu trúc xương phụ thuộc lượng canxi có trong cơ thể và sự dự trữ canxi. Tuy nhiên quá trình tái cấu trúc xương có thể dẫn đến trạng thái mất cân bằng và có thể dẫn đến tình trạng mất xương tăng lên.

Quá trình này thường diễn ra khi quá trình hủy xương vượt trội so với quá trình tạo xương mới và thường do sự mất cân bằng của các hormone, do thiếu dinh dưỡng, hoặc do tăng gánh nặng thể lực.

Một số tình trạng các đơn vị tế bào tạo xương giảm dẫn đến tình trạng mất xương, giảm sức mạnh, độ bền của xương dẫn đến giảm các đơn vị cấu trúc xương và chất lượng xương giảm.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Teo cơ

Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.


Bệnh teo cơ là gì?


Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi.


Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ:


Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ.

Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện.

Ví dụ: Khi bị teo cơ tay trái, bạn sẽ thấy tay trái nhỏ hơn tay phải. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy tay trái yếu hẳn hơn tay phải. 

Tuy nhiên, teo cơ thường chỉ ảnh hưởng đến đường kính nhóm cơ, khối lượng cơ, chứ không hề gây sụt giảm chiều dài chi.


Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ:


Có nhiều nguyên nhân gây ra teo cơ, bao gồm:

Loạn dưỡng cơ: Đây là nhóm bệnh phổ biến nhất gây ra teo cơ. Các bệnh loạn dưỡng cơ thường gặp là: Duchenne, Becker, Emery-Dreifuss, loạn dưỡng cơ gốc chi.
Teo cơ tiến triển
Teo cơ cột sống
Teo cơ do tổn thương đa ổ thần kinh
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bại liệt
Đa xơ cứng
Gãy xương đùi
Thoát vị đĩa đệm

Đôi khi, một số bệnh hệ thống, mãn tính cũng gây ra teo cơ như:

HIV/AIDS
COPD
Ung thư
Bỏng nặng
Suy thận mạn
Nhịn đói lâu ngày, suy dinh dưỡng hoặc chán ăn tâm thần


Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Nguyên nhân loãng xương nam giới

Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn tạo ra mô xương mới để thay thế xương cũ bị phân huỷ. Khi bạn già đi, bạn tạo xương ít hơn vì bạn hấp thụ ít calci và vitamin D - là những chất liệu tạo thành xương.Đối với một nửa số nam giới bị loãng xương, nguyên nhân ngoài tuổi tác vẫn còn chưa rõ.


Hãy coi bộ xương của bạn như một tài khoản tiết kiệm đối với xương. Sự tạo xương lớn hơn sự huỷ xương cho tới khi bạn được 30 tuổi, là lúc bạn có khối xương lớn nhất. Sau đó bộ xương của bạn tiêu huỷ nhiều hơn tạo ra, điều này là bình thường.

Rối loạn ăn uống. Nam giới bị chứng biếng ăn hoặc chứng cuồng ăn có nguy cơ cao có mật độ xương thấp ở cổ xương đùi và thắt lưng. Không đủ calci trong chế độ ăn. Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000 mg calci mỗi ngày. Nam giới lớn hơn 65 tuổi cần ít nhất 1500 mg calci mỗi ngày.

Nồng độ testosteron thấp. Loãng xương ở nam giới có thể do nồng độ testosteron thấp (thiểu năng tuyến sinh dục).- Lối sống ít hoạt động. Nam giới không tập luyện thường xuyên có nguy cơ cao bị loãng xương.

Rượu làm giảm tạo xương và cản trở khả năng cơ thể hấp thu calci. Đối với nam giới, uống rượu nhiều là một trong những yếu tố nguy cơ hay gặp nhất gây loãng xương.



Hút thuốc lá. Nam giới hút thuốc dễ bị gãy cột sống gấp 2 đến 3 lần so với nam giới không hút thuốc

Một số nam giới bị loãng xương không tích luỹ đủ khối xương dự trữ để bị tiêu đi khi về già. Một số người khác dự trữ đủ nhưng lại bị mất đi nhanh. Loãng xương làm cho nền xương bị rỗ.

Dưới kính hiển vi, xương bị loãng giống như một cây cầu sắt có nhiều rầm cầu bị mất. Giống như cây cầu, nó không thể đứng vững trước sự quá sức hằng ngày.

Gãy xương thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, có thể xảy ra mà không có sự đè ép bất thường lên xương. Gãy cổ xương đùi, cột sống, cổ tay là hay gặp nhất.

Khi xương cột sống bị bệnh, chúng có thể lún. Nhưng gãy lún này thường gây đau lưng nặng đột ngột và thậm chí dẫn đến giảm chiều cao. Lâu dần những gãy lún phức tạp có thể gây ra còng và gù lưng.


Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Chữa đau lưng bằng ngải cứu

Lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to, nướng nóng hoặc rang lên rồi bọc qua lớp khăn mỏng, chườm vào phần bị đau nhiều lần trước khi đi ngủ.


Cách dùng: lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho mật ong vào trộn đều, vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục từ 1-2 tuần tùy tình trạng bệnh (nặng hay nhẹ) sẽ có kết quả.



Ngải cứu trộn với muối rang nóng, bọc vào miếng vải chườm lên chỗ đau trước khi ngủ. Nếu nguội có thể rang lại hỗn hợp này và thực hiện 2-3 lần.

Cây ngải cứu chữa đau lưng do bệnh gai cột sống


Nguyên liệu: 1 nắm là ngải cứu tươi, 150ml giấm gạo.

Cách dùng: Rửa sạch lá ngải cứu, giã nát. Đun nóng giấm gạo, trộn đều giấm còn nóng với lá ngải cứu giã nhuyễn. Bọc hỗn hợp này vào miếng vải sạch, xoa dọc xương sống trong 15 phút. Trong quá trình xoa cần giữ nóng thuốc bằng cách hâm nóng để phát huy hết công dụng của thuốc.

Người bệnh nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ trong 15 ngày. Nếu chưa bớt đau có thể duy trì bài thuốc từ 3-5 tháng.

Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân đau lưng


Bổ sung vitamin B1

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B1 như gạo, các loại sữa có thể rút ngắn thời gian đau lưng từ tổn thương thần kinh.



Trái cây và rau củ

Ăn nhiều trái cây, rau quả giúp duy trì trọng lượng cơ thể, giảm áp lực cân nặng lên xương cột sống và các vùng xương khớp, làm giảm bớt cơn đau.

Một số loại rau quả có thể trì hoãn sự tiến triển của viêm khớp, giảm cơn đau lưng như nam việt quất, nho đỏ, anh đào, trái cây họ cam quýt...

Thêm gia vị khi nấu

Nghệ, gừng và ớt là 3 gia vị kháng viêm hữu hiệu, giúp giảm đau lưng đáng kể, bảo vệ các khớp xương nếu được sử dụng thường xuyên.

Hạn chế đồ ăn nhanh

Thực phẩm chứa nhiều chất béo như các món chiên xào, đồ ăn nhanh sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng. Việc hạn chế những món ăn này cũng là cách chữa đau lưng hiệu quả.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Đau đầu gối không biết lí do

Đau đầu gối là một căn bệnh phổ biến hiện nay, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh này. Đau đầu gối có thể là do chấn thương, do bệnh viêm khớp, do tuổi già,…Một số trường hợp đau khớp gối không rõ nguyên nhân vì sao. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh đau đầu gối được hiệu quả.


Triệu chứng đau đầu gối:


Những vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh đau đầu gối có thể sẽ khác nhau, còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong một vài trường hợp đau đầu gối không rõ nguyên nhân thì bạn nên tham khảo các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây để có thể nhận biết được có phải mình đang mắc phải bệnh đau đầu gối hay không::

- Đầu gối bị sưng lên và bị cứng lại.

- Vùng đầu gối đỏ lên và khi chạm vào thấy ấm...

- Nghe thấy có tiếng lạo xạo hoặc ken két ở đầu gối của mình khi cử động..

- Việc di chuyển bình thường như: đi lại, đứng lên, ngồi xuống cũng cảm thấy đau nhức.


Phòng tránh bệnh đau đầu gối


- Cần giữ gìn sức khẻo bằng cách tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Giúp làm giảm sự mệt mỏi của khớp đầu gối.

- Nên hoạt động thường xuyên, tránh chỉ ngồi lì một chỗ trong khoảng thời gian dài.

- Tránh làm những việc vận động, gánh vác nặng, nhất là khi trước đó bạn đã bị chấn thương đầu gối.

- Nên kiểm soát cân nặng của mình ở mức vừa phải vì thừa cân sẽ gây tăng áp lực lên gối và gây nguy cơ bị viêm khớp.

- Sử dụng loại giầy dép phù hợp với cơ thể

- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau một ngày làm việc mệt mỏi

- Cần có một chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo đủ chất dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin C. Hạn chế những ăn có quá nhiều muối vì muối sẽ gây tích nước và làm phù, làm cho áp lực lên khớp gối bị tăng, sẽ dẫn đến đau nhức.khớp gối. Không nên ăn số loại rau củ họ Cà như: quả cà, cà chua, hạt tiêu, ớt...có chứa một số độc tố gây nhạy cảm đối với những bệnh nhân bị viêm khớp.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Hội chứng chùm đuôi ngựa

Hội chứng chùm đuôi ngựa là một cấp cứu ngoại thần kinh vô cùng phức tạp. Vùng đuôi ngựa được tạo nên bởi tất cả các gốc rễ thần kinh ở khu vực cuối chóp cùng tủy sống, bao gồm các rễ khu vực thắt lưng 2 đến rễ cùng 5 và các rễ cụt. 

Các triệu chứng của hội chứng đuôi ngựa xuất hiện rất nhanh cũng như phối hợp với nhau và gây nên các triệu chứng ở nhiều mức độ: Đau thắt lưng dưới, chi bên, rối loạn cảm giác

Bệnh đau dây thần kinh chùm đuôi ngựa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, một số nguyên nhân sau đây được coi là nguyên nhân chính gây bệnh:

Đây được đánh giá là nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng chèn ép của đuôi ngựa. Thông thường bệnh có xu hướng xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 35 – 55 tuổi và nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Các triệu chứng báo trước không hề có, bệnh đau dây thần kinh chùm đuôi ngựa đến một cách đột ngột, đôi khi không đau đớn, có lúc lại đau vô cùng dữ dội.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể do người bệnh gặp phải các tai nạn, chấn thương hay bê vác nặng sai tư thế… đôi khi các bệnh lý như gai đôi cột sống, gù vẹo cột sống cũng khiến cho hội chứng chù đuôi ngựa xuất hiện dễ dàng.

Có khoảng 15% người bệnh mắc bệnh do nguyên nhân này. Thông thường, kích thước sau của ống sống thắt lưng là 13 đến khoảng 15mm, tuy nhiên nếu kích thước trên nhỏ hơn 13mm thì bị hẹp ống sống. Những người cảm thấy chân mình có hiện tượng đi khập khiễng sau khi đi bộ được vài trăm mét kèm theo đó là các hiện tượng đau thì rất dễ mắc bệnh. Nguyên nhân bao gồm các hiện tượng hẹp ống sống bẩm sinh, bệnh có thể nặng lên do thoái hóa thoát vị đĩa đệm…

U được sinh ra từ khu vực tận cùng của tủy sống và tổn thương có xu hướng tăng dần, càng để lâu thì khối u có xu hướng chiếm toàn bộ túi cùng thắt lưng, việc phẫu thuật cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như người bệnh để tình trạng này kéo dài.


Bệnh hội chứng chùm đuôi ngựa sẽ có những biểu hiện chủ yếu sau:


Người bệnh cảm thấy đau hoặc thấy dị cảm hai bên chân, đôi khi cảm thấy vô cùng khó chịu ở vùng hậu môn hay đáy chậu. Các cơn đau có hiện tượng đau tăng khi người bệnh ho hặc thay đổi tư thế một cách quá đột ngột. Các hiện tượng mất cảm giác có thể gặp ở toàn bộ một hoặc là cả hai chân của người bệnh, các cảm giác đại tiểu tiện nhiều khi cũng biến mất.

Vận động ở chân( có thể là một chân hoặc cả hai chân) có hiện tượng suy giảm, không chỉ vậy người bệnh sẽ cảm thấy các phản xạ tại khu vực gót chân, gối giảm dần. Các rối loạn cơ trong cũng xuất hiện, người bệnh tự nhiên rơi vào hiện tượng bí tiểu, bí đại tiện hay liệt dương… Những biến chứng sẽ ngày càng nguy hiểm nếu như người bệnh không điều trị kịp thời.

Trên thực tế có hai dạng hội chứng đuôi ngựa là hội chứng đuôi ngựa hoàn toàn và hội chứng chùm đuôi ngựa không hoàn toàn. Với những hội chứng khác nhau thì biểu hiện bệnh có những khác biệt cơ bản. Người bệnh cũng co thể dưa vào đặc điểm này mà biết mình mắc phải trường hợp nào.

Như đã nói, tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu như bệnh ở mức độ nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hay chống viêm giảm đau không corticoid, sử dụng các loại thuốc giãn vân cơ trong trường hợp co cứng các cơ, bổ xung thêm vitamin… Các loại thuốc này vừa có tác dụng giảm đau nhanh, bồi bổ sức khỏe khiến người bệnh nhanh chóng được phục hồi.

Nếu hội chứng đuôi ngựa có những tiến triển xấu người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật hay sử dụng kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng laser…

Bên cạnh đó, các bài tập vật lý trị liệu cũng mang lại những hiệu qủa vô cùng tích cực trong quá trình điều trị giúp người bệnh được thư giãn. Massage, châm cứu, bấm huyệt… đều có tác dụng rất tốt cho người bệnh hội chứng chùm đuôi ngựa.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Viêm gân

Viêm gân không loại trừ bất cứ vị trí nào và có thể bị viêm một gân hoặc nhiều gân nhưng hay xảy ra trên những gân bao quanh các khớp xương/cơ phải vận động nhiều như bánh chè (viêm gân bánh chè); gân cơ tứ đầu đùi (viêm gân cơ tứ đầu)


Viêm gân có thể do nhiều lý do nhưng hoạt động thể thao là nguyên nhân chính.


Thường xuyên phải luyện tập các bài tập nặng, gân phải hoạt động liên tục, lặp đi lặp lại của một động tác, đó là yếu tố khởi động quá trình viêm gân.

Sự co gân mạnh có thể sau những động tác đột ngột như một cú sút bóng, bay bắt bóng... hay hoạt động cố gắng quá trong thi đấu: dừng lại đột ngột, hay những cú nhảy,...

Đôi khi là do chấn thương trực tiếp, đặc biệt là ở gân bánh chè, ở bàn chân, đầu gối, ...

Rất hiếm gặp các bệnh lý do trượt của gân trên tổ chức khác: như cân đùi trượt ở trên bề mặt lồi và đầu dưới xương đùi.


Yếu tố nguy cơ:


Tuổi: Ở người già, do gân trở nên ít linh hoạt nên dễ bị tổn thương hơn

Nghề nghiệp: Liên quan đến những tác động trực tiếp/gián tiếp các vùng gân như:

Chuyển động lặp đi lặp lại

Các vị trí khó xử

Rung

Vị trí độ cao thường xuyên

Gắng sức mạnh mẽ

Thể thao

Chẩn đoán được đưa ra khi:


Có dấu hiệu đau như mô tả ở phần triệu chứng. Khám lâm sàng có những điểm đau rất rõ nét ở gân bánh chè, xung quanh các điểm bám của gân ở bánh chè.

Xét nghiệm:

Chụp phim thấy gân dày lên, có thể có điểm vôi hoá,...Siêu âm nhìn thấy điểm vôi hóa. Chụp IRM (cộng hưởng từ) thấy dấu hiệu viêm gân.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Bệnh viêm đa khớp ở trẻ em

Bệnh viêm đa khớp ở trẻ em là tình trạng xảy ra trên một hay nhiều khớp bị sưng đau cùng một lúc do thời tiết thay đổi đột ngột. Tại các vùng khớp xương bị tổn thương và dần dần phá hủy các cầu trúc tại khớp. 


Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em gây ra các biểu hiện cụ thể như: Sưng đỏ vùng khớp, đau nhức, đột nhiên viêm nhiều khớp và tại vùng bị viêm ấn vào cảm giác đau nhói, nhiều trường hợp trẻ bị viêm đa khớp dạng thấp còn gây nên chứng mất ngủ, biếng ăn….

Nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp ở trẻ em


Viêm đa khớp là tổng thể những bệnh về xương khớp, nhưng phổ biến nhất ở trẻ là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em và tìm ra được một số nguyên căn gây ra bệnh như sau:

Tác nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em virus hoặc vi khuẩn,..nhưng điều này hỗ trợ chưa thể đưa ra kết luận chính xác bởi quá trình nghiên cứu hỗ trợ chưa tìm hiểu dc hỗ trợ chuẩn đến 100%.



Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây viêm đa khớp nhất là về bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em chúng tôi thống kê một phần nguyên nhân gây bệnh có tính duy truyền, bệnh viêm đa khớp dạng thấp trong gia đình thì thế hệ sau trong gia đình chiếm tới 65-70% so với đó tỷ lệ mắc bệnh ngoài cộng đồng chỉ chiếm có 30% khả năng mắc bệnh.

Cơ địa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể là tác nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em.
Ngoài ra nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp ở trẻ em còn do một số yếu tố gây bệnh khác như môi trường, nhiễm lạnh, ẩm thấp, thay đổi thời tiết…

Triệu chứng của viêm đa khớp ở trẻ nhỏ


Một vài triệu chứng thường gặp và phổ biến của bệnh viêm đa khớp ở trẻ em đó là:

Đau: triệu chứng thường thấy nhất và biểu hiện rõ nhất ngay khi có dấu hiệu của viêm khớp ở trẻ em cơn đau có thể đau dai dẳng, đau nhất là khi vận động ở các vùng như khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân và cổ chân.

Cơn đau xuất hiện luôn luôn cân xứng hai bên, có thể có hiện tượng sưng khớp, và nhất là không cử động được. Nếu viêm đa khớp ở trẻ em là viêm khớp dạng thấp tới giai đoạn nặng thì có thể sẽ bị biến dạng sau một thời gian đau khớp.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Cẩn thận với triệu chứng đau khớp háng

Đau khớp háng là bệnh dễ thấy bởi đây là khớp hoạt động nhiều nhất đau khớp háng gây nên những cơn đau nhức, mởi khiến người bệnh hạn chế đi lại. có nhiều trường hợp đau khớp háng bên phải do hoạt động bên phải nhiều hơn, hoặc khi cơn đau thiên hơn về bên trái đơn giản là vì người bệnh thuận bên trái nên cơn đau trực tiếp tập trung vào đau khớp háng bên trái vì hoạt động nhiều và chịu sức nặng nhiều hơn.


Nguyên nhân đau khớp háng


Do sụn khớp bị vỡ hoặc đĩa chêm tổn thương cũng gây đau khớp háng.

Nguyên nhân đầu tiên gây đau khớp háng là do chấn thương: do bạn mắc phải những chấn thương ở vùng khớp háng trong quá trình lao động, tai nạn và nhất là chơi thể thao có thể khiến vùng khớp háng của bạn bị viêm và gây đau nhức.

Do di truyền, nguyên nhân đau khớp háng do di truyền không cao, nhưng bạn cũng nên thận trọng.

Do quá trình lão hóa xương khớp do tuổi tác gây nên bệnh đau khớp háng: tuổi tác càng lớn thì cũng đồng nghĩa với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể xảy ra, đặc biệt là vùng xương khớp quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ và cùng với đó là dẫn đến các căn bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đau khớp, đau khớp háng…

Khi bạn thừa cân, béo phì cũng chính là nguyên nhân đau khớp háng: trọng lượng cơ thể quá lớn gây nên việc làm tăng áp lực, sức ép lên các vùng xương khớp và nhất là dễ dẫn đến viêm khớp háng.


Biểu hiện và triệu chứng đau khớp háng


Có nhiều bệnh nhân mắc bệnh đau khớp háng mà hầu như đều lơ là bởi sao vì tất cả đều bận, tập trung vào công việc quá nhiều, không có kiến thức về bệnh nên khi có những dấu hiệu đau khớp háng và biểu hiện đau khớp háng xuất hiện thì đều không rằng đó là điều cảnh báo bạn bị bệnh đau khớp háng.

Cùng xem những triệu chứng đau khớp háng là gì:

Nếu vùng khớp háng bạn cảm thấy đau đừng nên chủ quan có thể bạn đang bị đau khớp háng.
Trước khi người bạn bị đau ở khớp háng, đùi, đầu gối thì bệnh nhân thường gặp phải những tình trạng cơ bản như nhiễm trùng tai – mũi- họng hoặc rõ nhất là đường tiêu hóa cách 3-5 ngày.

Triệu chứng đau khớp háng ngay sau đó, người bệnh sẽ thấy đau và nhức ở vùng háng, đùi sau đó lan dần xuống đau đầu gối, chân khiến vùng xương háng ít hoạt động dáng đi bị khập khiễng.

Cơn đau khớp háng có thể âm ỉ hoặc rất dữ dội tại khớp nhất là 2 bên khớp háng cũng có trường hợp đau khớp háng bên phải hoặc đau khớp háng bên trái và một số vị trí khác như ở mông, đùi; xuất hiện biểu hiện đau khớp háng là cứng hông khiến việc di chuyển rất khó khăn.

Đau khớp háng khiến bệnh nhân không thể xoay chân vào 2 phía là trong hay ra ngoài, các động tác xoay hông hoặc cúi người cũng khiến bệnh nhân bị đau và không thực hiện được dễ dàng.

Người bệnh bị đau khớp háng có thể bị sưng hoặc đau lan đến khớp hông, nhất là hiện tượng sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu một chỗ dễ bị xuất hiện triệu chứng cứng khớp.

Ngoài ra triệu chứng đau khớp háng cảnh báo bệnh khi bị đau vùng xương chậu và bệnh viêm khớp

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều cách, phương pháp hỗ trợ điều trị đau khớp háng hiệu quả bạn có thể tham khảo:


Hỗ trợ điều trị đau khớp háng bằng các bài thuốc dân gian có ngay trong chính gia đình bạn vừa thuận lợi, dễ làm mà chi phí lại thấp. Hỗ trợ điều trị đau khớp háng bằng ngải cứu, lá lốt, hạt đu đủ chín… bạn chỉ cần sao nóng hoặc trần kĩ qua nước sôi sau đó dùng chúng để trườm hoặc đắp vùng đau khớp háng, quang mông và đùi là đã có thể giảm đau khiệu quả.

Bấm huyệt hỗ trợ điều trị đau khớp háng, đây là phương pháp được khá nhiều người tin tưởng và sử dụng bở biên pháp rất hữu hiệu khi tác động bấm vào những huyệt bị viêm nhiễm thúc đẩy quá trình hoạt động, bấm huyệt hỗ trợ điều trị đau khớp háng giúp người bệnh an tâm hơn bởi chúng rất an toàn và hiệu quả.

Với những thuốc giảm đau khớp háng bạn cũng có thể tham khảo thêm, nhưng với những thuốc uống đó bạn khó mà kiểm soát được bởi trên thị trường hiện có bán rất nhiều loại thuốc được quảng cáo hỗ trợ điều trị đau khớp háng hiệu quả, bạn cần xem xét kĩ lưỡng.


Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.