Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Đau đầu gối không biết lí do

Đau đầu gối là một căn bệnh phổ biến hiện nay, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh này. Đau đầu gối có thể là do chấn thương, do bệnh viêm khớp, do tuổi già,…Một số trường hợp đau khớp gối không rõ nguyên nhân vì sao. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh đau đầu gối được hiệu quả.


Triệu chứng đau đầu gối:


Những vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh đau đầu gối có thể sẽ khác nhau, còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong một vài trường hợp đau đầu gối không rõ nguyên nhân thì bạn nên tham khảo các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây để có thể nhận biết được có phải mình đang mắc phải bệnh đau đầu gối hay không::

- Đầu gối bị sưng lên và bị cứng lại.

- Vùng đầu gối đỏ lên và khi chạm vào thấy ấm...

- Nghe thấy có tiếng lạo xạo hoặc ken két ở đầu gối của mình khi cử động..

- Việc di chuyển bình thường như: đi lại, đứng lên, ngồi xuống cũng cảm thấy đau nhức.


Phòng tránh bệnh đau đầu gối


- Cần giữ gìn sức khẻo bằng cách tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Giúp làm giảm sự mệt mỏi của khớp đầu gối.

- Nên hoạt động thường xuyên, tránh chỉ ngồi lì một chỗ trong khoảng thời gian dài.

- Tránh làm những việc vận động, gánh vác nặng, nhất là khi trước đó bạn đã bị chấn thương đầu gối.

- Nên kiểm soát cân nặng của mình ở mức vừa phải vì thừa cân sẽ gây tăng áp lực lên gối và gây nguy cơ bị viêm khớp.

- Sử dụng loại giầy dép phù hợp với cơ thể

- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau một ngày làm việc mệt mỏi

- Cần có một chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo đủ chất dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin C. Hạn chế những ăn có quá nhiều muối vì muối sẽ gây tích nước và làm phù, làm cho áp lực lên khớp gối bị tăng, sẽ dẫn đến đau nhức.khớp gối. Không nên ăn số loại rau củ họ Cà như: quả cà, cà chua, hạt tiêu, ớt...có chứa một số độc tố gây nhạy cảm đối với những bệnh nhân bị viêm khớp.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Hội chứng chùm đuôi ngựa

Hội chứng chùm đuôi ngựa là một cấp cứu ngoại thần kinh vô cùng phức tạp. Vùng đuôi ngựa được tạo nên bởi tất cả các gốc rễ thần kinh ở khu vực cuối chóp cùng tủy sống, bao gồm các rễ khu vực thắt lưng 2 đến rễ cùng 5 và các rễ cụt. 

Các triệu chứng của hội chứng đuôi ngựa xuất hiện rất nhanh cũng như phối hợp với nhau và gây nên các triệu chứng ở nhiều mức độ: Đau thắt lưng dưới, chi bên, rối loạn cảm giác

Bệnh đau dây thần kinh chùm đuôi ngựa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, một số nguyên nhân sau đây được coi là nguyên nhân chính gây bệnh:

Đây được đánh giá là nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng chèn ép của đuôi ngựa. Thông thường bệnh có xu hướng xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 35 – 55 tuổi và nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Các triệu chứng báo trước không hề có, bệnh đau dây thần kinh chùm đuôi ngựa đến một cách đột ngột, đôi khi không đau đớn, có lúc lại đau vô cùng dữ dội.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể do người bệnh gặp phải các tai nạn, chấn thương hay bê vác nặng sai tư thế… đôi khi các bệnh lý như gai đôi cột sống, gù vẹo cột sống cũng khiến cho hội chứng chù đuôi ngựa xuất hiện dễ dàng.

Có khoảng 15% người bệnh mắc bệnh do nguyên nhân này. Thông thường, kích thước sau của ống sống thắt lưng là 13 đến khoảng 15mm, tuy nhiên nếu kích thước trên nhỏ hơn 13mm thì bị hẹp ống sống. Những người cảm thấy chân mình có hiện tượng đi khập khiễng sau khi đi bộ được vài trăm mét kèm theo đó là các hiện tượng đau thì rất dễ mắc bệnh. Nguyên nhân bao gồm các hiện tượng hẹp ống sống bẩm sinh, bệnh có thể nặng lên do thoái hóa thoát vị đĩa đệm…

U được sinh ra từ khu vực tận cùng của tủy sống và tổn thương có xu hướng tăng dần, càng để lâu thì khối u có xu hướng chiếm toàn bộ túi cùng thắt lưng, việc phẫu thuật cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như người bệnh để tình trạng này kéo dài.


Bệnh hội chứng chùm đuôi ngựa sẽ có những biểu hiện chủ yếu sau:


Người bệnh cảm thấy đau hoặc thấy dị cảm hai bên chân, đôi khi cảm thấy vô cùng khó chịu ở vùng hậu môn hay đáy chậu. Các cơn đau có hiện tượng đau tăng khi người bệnh ho hặc thay đổi tư thế một cách quá đột ngột. Các hiện tượng mất cảm giác có thể gặp ở toàn bộ một hoặc là cả hai chân của người bệnh, các cảm giác đại tiểu tiện nhiều khi cũng biến mất.

Vận động ở chân( có thể là một chân hoặc cả hai chân) có hiện tượng suy giảm, không chỉ vậy người bệnh sẽ cảm thấy các phản xạ tại khu vực gót chân, gối giảm dần. Các rối loạn cơ trong cũng xuất hiện, người bệnh tự nhiên rơi vào hiện tượng bí tiểu, bí đại tiện hay liệt dương… Những biến chứng sẽ ngày càng nguy hiểm nếu như người bệnh không điều trị kịp thời.

Trên thực tế có hai dạng hội chứng đuôi ngựa là hội chứng đuôi ngựa hoàn toàn và hội chứng chùm đuôi ngựa không hoàn toàn. Với những hội chứng khác nhau thì biểu hiện bệnh có những khác biệt cơ bản. Người bệnh cũng co thể dưa vào đặc điểm này mà biết mình mắc phải trường hợp nào.

Như đã nói, tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu như bệnh ở mức độ nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hay chống viêm giảm đau không corticoid, sử dụng các loại thuốc giãn vân cơ trong trường hợp co cứng các cơ, bổ xung thêm vitamin… Các loại thuốc này vừa có tác dụng giảm đau nhanh, bồi bổ sức khỏe khiến người bệnh nhanh chóng được phục hồi.

Nếu hội chứng đuôi ngựa có những tiến triển xấu người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật hay sử dụng kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng laser…

Bên cạnh đó, các bài tập vật lý trị liệu cũng mang lại những hiệu qủa vô cùng tích cực trong quá trình điều trị giúp người bệnh được thư giãn. Massage, châm cứu, bấm huyệt… đều có tác dụng rất tốt cho người bệnh hội chứng chùm đuôi ngựa.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Viêm gân

Viêm gân không loại trừ bất cứ vị trí nào và có thể bị viêm một gân hoặc nhiều gân nhưng hay xảy ra trên những gân bao quanh các khớp xương/cơ phải vận động nhiều như bánh chè (viêm gân bánh chè); gân cơ tứ đầu đùi (viêm gân cơ tứ đầu)


Viêm gân có thể do nhiều lý do nhưng hoạt động thể thao là nguyên nhân chính.


Thường xuyên phải luyện tập các bài tập nặng, gân phải hoạt động liên tục, lặp đi lặp lại của một động tác, đó là yếu tố khởi động quá trình viêm gân.

Sự co gân mạnh có thể sau những động tác đột ngột như một cú sút bóng, bay bắt bóng... hay hoạt động cố gắng quá trong thi đấu: dừng lại đột ngột, hay những cú nhảy,...

Đôi khi là do chấn thương trực tiếp, đặc biệt là ở gân bánh chè, ở bàn chân, đầu gối, ...

Rất hiếm gặp các bệnh lý do trượt của gân trên tổ chức khác: như cân đùi trượt ở trên bề mặt lồi và đầu dưới xương đùi.


Yếu tố nguy cơ:


Tuổi: Ở người già, do gân trở nên ít linh hoạt nên dễ bị tổn thương hơn

Nghề nghiệp: Liên quan đến những tác động trực tiếp/gián tiếp các vùng gân như:

Chuyển động lặp đi lặp lại

Các vị trí khó xử

Rung

Vị trí độ cao thường xuyên

Gắng sức mạnh mẽ

Thể thao

Chẩn đoán được đưa ra khi:


Có dấu hiệu đau như mô tả ở phần triệu chứng. Khám lâm sàng có những điểm đau rất rõ nét ở gân bánh chè, xung quanh các điểm bám của gân ở bánh chè.

Xét nghiệm:

Chụp phim thấy gân dày lên, có thể có điểm vôi hoá,...Siêu âm nhìn thấy điểm vôi hóa. Chụp IRM (cộng hưởng từ) thấy dấu hiệu viêm gân.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Bệnh viêm đa khớp ở trẻ em

Bệnh viêm đa khớp ở trẻ em là tình trạng xảy ra trên một hay nhiều khớp bị sưng đau cùng một lúc do thời tiết thay đổi đột ngột. Tại các vùng khớp xương bị tổn thương và dần dần phá hủy các cầu trúc tại khớp. 


Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em gây ra các biểu hiện cụ thể như: Sưng đỏ vùng khớp, đau nhức, đột nhiên viêm nhiều khớp và tại vùng bị viêm ấn vào cảm giác đau nhói, nhiều trường hợp trẻ bị viêm đa khớp dạng thấp còn gây nên chứng mất ngủ, biếng ăn….

Nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp ở trẻ em


Viêm đa khớp là tổng thể những bệnh về xương khớp, nhưng phổ biến nhất ở trẻ là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em và tìm ra được một số nguyên căn gây ra bệnh như sau:

Tác nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em virus hoặc vi khuẩn,..nhưng điều này hỗ trợ chưa thể đưa ra kết luận chính xác bởi quá trình nghiên cứu hỗ trợ chưa tìm hiểu dc hỗ trợ chuẩn đến 100%.



Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây viêm đa khớp nhất là về bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em chúng tôi thống kê một phần nguyên nhân gây bệnh có tính duy truyền, bệnh viêm đa khớp dạng thấp trong gia đình thì thế hệ sau trong gia đình chiếm tới 65-70% so với đó tỷ lệ mắc bệnh ngoài cộng đồng chỉ chiếm có 30% khả năng mắc bệnh.

Cơ địa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể là tác nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em.
Ngoài ra nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp ở trẻ em còn do một số yếu tố gây bệnh khác như môi trường, nhiễm lạnh, ẩm thấp, thay đổi thời tiết…

Triệu chứng của viêm đa khớp ở trẻ nhỏ


Một vài triệu chứng thường gặp và phổ biến của bệnh viêm đa khớp ở trẻ em đó là:

Đau: triệu chứng thường thấy nhất và biểu hiện rõ nhất ngay khi có dấu hiệu của viêm khớp ở trẻ em cơn đau có thể đau dai dẳng, đau nhất là khi vận động ở các vùng như khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân và cổ chân.

Cơn đau xuất hiện luôn luôn cân xứng hai bên, có thể có hiện tượng sưng khớp, và nhất là không cử động được. Nếu viêm đa khớp ở trẻ em là viêm khớp dạng thấp tới giai đoạn nặng thì có thể sẽ bị biến dạng sau một thời gian đau khớp.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Cẩn thận với triệu chứng đau khớp háng

Đau khớp háng là bệnh dễ thấy bởi đây là khớp hoạt động nhiều nhất đau khớp háng gây nên những cơn đau nhức, mởi khiến người bệnh hạn chế đi lại. có nhiều trường hợp đau khớp háng bên phải do hoạt động bên phải nhiều hơn, hoặc khi cơn đau thiên hơn về bên trái đơn giản là vì người bệnh thuận bên trái nên cơn đau trực tiếp tập trung vào đau khớp háng bên trái vì hoạt động nhiều và chịu sức nặng nhiều hơn.


Nguyên nhân đau khớp háng


Do sụn khớp bị vỡ hoặc đĩa chêm tổn thương cũng gây đau khớp háng.

Nguyên nhân đầu tiên gây đau khớp háng là do chấn thương: do bạn mắc phải những chấn thương ở vùng khớp háng trong quá trình lao động, tai nạn và nhất là chơi thể thao có thể khiến vùng khớp háng của bạn bị viêm và gây đau nhức.

Do di truyền, nguyên nhân đau khớp háng do di truyền không cao, nhưng bạn cũng nên thận trọng.

Do quá trình lão hóa xương khớp do tuổi tác gây nên bệnh đau khớp háng: tuổi tác càng lớn thì cũng đồng nghĩa với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể xảy ra, đặc biệt là vùng xương khớp quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ và cùng với đó là dẫn đến các căn bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đau khớp, đau khớp háng…

Khi bạn thừa cân, béo phì cũng chính là nguyên nhân đau khớp háng: trọng lượng cơ thể quá lớn gây nên việc làm tăng áp lực, sức ép lên các vùng xương khớp và nhất là dễ dẫn đến viêm khớp háng.


Biểu hiện và triệu chứng đau khớp háng


Có nhiều bệnh nhân mắc bệnh đau khớp háng mà hầu như đều lơ là bởi sao vì tất cả đều bận, tập trung vào công việc quá nhiều, không có kiến thức về bệnh nên khi có những dấu hiệu đau khớp háng và biểu hiện đau khớp háng xuất hiện thì đều không rằng đó là điều cảnh báo bạn bị bệnh đau khớp háng.

Cùng xem những triệu chứng đau khớp háng là gì:

Nếu vùng khớp háng bạn cảm thấy đau đừng nên chủ quan có thể bạn đang bị đau khớp háng.
Trước khi người bạn bị đau ở khớp háng, đùi, đầu gối thì bệnh nhân thường gặp phải những tình trạng cơ bản như nhiễm trùng tai – mũi- họng hoặc rõ nhất là đường tiêu hóa cách 3-5 ngày.

Triệu chứng đau khớp háng ngay sau đó, người bệnh sẽ thấy đau và nhức ở vùng háng, đùi sau đó lan dần xuống đau đầu gối, chân khiến vùng xương háng ít hoạt động dáng đi bị khập khiễng.

Cơn đau khớp háng có thể âm ỉ hoặc rất dữ dội tại khớp nhất là 2 bên khớp háng cũng có trường hợp đau khớp háng bên phải hoặc đau khớp háng bên trái và một số vị trí khác như ở mông, đùi; xuất hiện biểu hiện đau khớp háng là cứng hông khiến việc di chuyển rất khó khăn.

Đau khớp háng khiến bệnh nhân không thể xoay chân vào 2 phía là trong hay ra ngoài, các động tác xoay hông hoặc cúi người cũng khiến bệnh nhân bị đau và không thực hiện được dễ dàng.

Người bệnh bị đau khớp háng có thể bị sưng hoặc đau lan đến khớp hông, nhất là hiện tượng sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu một chỗ dễ bị xuất hiện triệu chứng cứng khớp.

Ngoài ra triệu chứng đau khớp háng cảnh báo bệnh khi bị đau vùng xương chậu và bệnh viêm khớp

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều cách, phương pháp hỗ trợ điều trị đau khớp háng hiệu quả bạn có thể tham khảo:


Hỗ trợ điều trị đau khớp háng bằng các bài thuốc dân gian có ngay trong chính gia đình bạn vừa thuận lợi, dễ làm mà chi phí lại thấp. Hỗ trợ điều trị đau khớp háng bằng ngải cứu, lá lốt, hạt đu đủ chín… bạn chỉ cần sao nóng hoặc trần kĩ qua nước sôi sau đó dùng chúng để trườm hoặc đắp vùng đau khớp háng, quang mông và đùi là đã có thể giảm đau khiệu quả.

Bấm huyệt hỗ trợ điều trị đau khớp háng, đây là phương pháp được khá nhiều người tin tưởng và sử dụng bở biên pháp rất hữu hiệu khi tác động bấm vào những huyệt bị viêm nhiễm thúc đẩy quá trình hoạt động, bấm huyệt hỗ trợ điều trị đau khớp háng giúp người bệnh an tâm hơn bởi chúng rất an toàn và hiệu quả.

Với những thuốc giảm đau khớp háng bạn cũng có thể tham khảo thêm, nhưng với những thuốc uống đó bạn khó mà kiểm soát được bởi trên thị trường hiện có bán rất nhiều loại thuốc được quảng cáo hỗ trợ điều trị đau khớp háng hiệu quả, bạn cần xem xét kĩ lưỡng.


Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.