Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Viêm khớp gối cấp tính

Những người thừa cân, béo phì là đối tượng dễ mắc viêm khớp gối cấp tính, do trọng lượng cơ thể đè lên khớp gối nặng. Thoái hóa khớp hay thấp khớp cấp. Gout cũng là nguyên nhân gây viêm khớp gối cấp tính.


Chấn thương, va đập do tai nạn lặp đi lặp lại trong thời gian dài cũng là chất “xúc tác” gây ra bệnh viêm khớp gối cấp.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp gối cấp tính


Người bệnh có cảm giác đau nhức liên tục ở vùng khớp gối, đau mạnh hơn khi vận động khớp gối.

Đầu gối cử động hay phát ra tiếng kêu lạo sạo to kèm theo đau nhức.

Lỏng khớp cảm thấy không vững, dấu hiệu của đứt dây chằng.

Cứng khớp vào buổi sang, khó vận động.

Nóng, sưng, đỏ ở khớp gối

Điều trị bệnh viêm khớp gối cấp

Khi bị viêm khớp gối cấp tính, người bệnh nên đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời.



Điều trị viêm khớp gối cấp tính bao gồm biện pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Thuốc được dùng trong điều trị là thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ… Lưu ý: Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc vì các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, tim mạch. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn. Tránh vận động mạnh, vận động quá sức. Nên giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì để giảm áp lực đè lên khớp gối.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Triệu chứng trẻ bị cong vẹo cột sống

Khoảng 20% trẻ vẹo cột sống ở độ tuổi thiếu nhi (từ 3 – 10 tuổi) có nguyên nhân từ các bệnh lý khác kèm theo, phần lớn chưa tìm ra nguyên nhân. Sau 10 tuổi, đa số trẻ vẹo cột sống vô căn diễn biến nặng cho đến tuổi trưởng thành.


Đa số trẻ dưới 3 tuổi bị vẹo cột sống bẩm sinh hay liên quan đến các bệnh lý khác đều khó điều trị và tiên lượng nặng hơn.

Triệu chứng của cong vẹo cột sống:


Hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau; hai tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên hẹp; mào chậu bên thấp bên cao; hai thăn lưng mất cân đối hoặc có ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên.

Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.



Có nhiều nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống. Một số trẻ em sinh ra đã bị cong hoặc vẹo cột sống bẩm sinh. Một số trẻ em bị cong vẹo cột sống do ngồi, đi đứng quá sớm hoặc bị mắc các bệnh về thần kinh, bệnh cơ, bị chấn thương, thể trạng kém vì ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương), cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi.

Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống.

Cong vẹo cột sống ở tuổi học sinh có thể phát sinh do ngồi sai tư thế vì bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, chiếu sáng bàn học kém, mang cặp sách quá nặng về một bên vai.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Phương pháp Chiropractic là gì?

Địa chỉ ứng dụng phương pháp Chiropractic của Mỹ vào trong quá trình điều trị các vấn đề cơ xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng ở nhiều mức độ khác nhau. 


Phương pháp Chiropractic là liệu pháp được đánh giá rất cao với các ưu điểm nổi trội sau:


Điều trị nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian, mức độ đau nhức có thể giảm từ 10 xuống còn 1 – 3 sau điều trị, cho hiệu quả lâu dài và hạn chế tái phát đến mức tối đa.

Hoàn toàn không dùng thuốc, không xâm lấn hay can thiệp phẫu thuật, chỉ áp dụng các liệu pháp xoa bóp, nắn chỉnh bằng tay, kết hợp trị liệu thần kinh cột sống, phục hồi chức năng cơ – xương – khớp cột sống, châm cứu, vật lý trị liệu,… và tập vận động theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp uống thuốc hay phẫu thuật, tỷ lệ thành công đến hơn 95%, không phát sinh thêm các khoản tiền bất hợp lý nào trong suốt liệu trình điều trị.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ hồi phục, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, trang bị hàng loạt thiết bị máy móc hiện đại như: máy chụp phim X-Quang, phim cộng hưởng từ MRI, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu phục hồi chức năng ATM2, tia Laser thế hệ thứ IV, hồng ngoại IR, điện xung,…

Sở hữu đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn giỏi với những kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, chu đáo, tận tình.  Còn có cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, được thiết kế theo từng chuyên khoa riêng biệt như: khu trị liệu có hệ thống máy hiện đại, khu vực châm cứu và bấm huyệt, khu chẩn đoán hình ảnh (chụp X-Quang, chụp cộng hưởng từ MRI),…

Trang thiết bị, máy móc luôn ứng dụng những loại hiện đại nhất.


Liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:


Một liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sau khi được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh lý thường bao gồm các bước cơ bản như sau:

Giảm đau: Có thể áp dụng một trong các biện pháp như: chiếu tia hồng ngoại IR, đắp nóng, siêu âm, điện xung, sóng xung kích, chiếu tia Laser,… Trường hợp bệnh lý nặng hoặc phức tạp, bác sĩ sẽ tùy chỉnh và thực hiện kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Điều trị: Thường thực hiện xoa bóp, nắn chỉnh cột sống lưng bằng tay hoặc bằng máy chuyên dụng, kết hợp với các thao tác xoa bóp nhẹ nhàng. Tùy vào tình trạng cụ thể của từng khách hàng mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình chi tiết và chỉ định biện pháp phù hợp nhất.

Trị liệu hỗ trợ: Châm cứu giúp tăng cường dinh dưỡng cho vùng da và cơ, đẩy nhanh quá trình hồi phục, kết hợp bấm huyệt để mang lại hiệu quả cao nhất (tùy vào tình trạng khách hàng mà bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể).

Với việc ứng dụng phương pháp Chiropractic, không cần dùng thuốc, không phẫu thuật, quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng được thực hiện rất hiệu quả, tỷ lệ thành công cao, giúp khách hàng lấy lại sức khỏe tốt, chức năng và hoạt động của cột sống phục hồi ổn định.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Quy trình tái cấu trúc xương

Tái cấu trúc xương là sự phát triển liên tục, lâu dài xảy ra ở các đơn vị xương (gồm nhiều tế bào xương). Quá trình được bắt đầu bằng sự hủy xương hay còn gọi là quá trình tiêu xương và quá trình tạo xương mới lấp đầy các hốc do sự tiêu xương tạo ra.


Hiểu biết về quá trình tái cấu trúc xương giúp hiểu rõ cách thức thay đổi của khối xương bởi các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền từ đó có biện pháp điều trị loãng xương.

Quá trình hủy xương xảy ra do tế bào được gọi là “hủy cốt bào osteoclast”, có nguồn gốc từ tế bào đơn nhân – đại thực bào. Xương mới được hình thành do các tế bào được gọi là “tạo cốt bào osteoclast”,có nguồn gốc từ các tế bào sợi, các tế bào này tạo ra các chất căn bản của xương, protein, và sự khoáng hóa (hấp thu các muối khoáng) của mô xương.

Các tế bào xương chính là các tạo cốt bào trưởng thành và trở thành tế bào được vùi trong chất căn bản của xương. Mặc dù các tế bào này không vận chuyển chủ động nhưng nó được kết nối với các tế bào nằm dưới bề mặt của xương bằng các ống nối nhỏ.



Điều này lí giải các tế bào xương có nhận làm áp lực của trọng lực và chịu tải trọng cơ thể và bằng các ống nối nhỏ các tín hiệu này kích hoạt các tế bào “hủy cốt bào” hay “tạo cốt bào”.

Ở người trưởng thành mỗi chu kỳ tái tạo xương đảm bảo sự cân bằng giữa hủy xương và tạo xương và kéo dài khoảng 90-130 ngày.

Sự duy trì khối xương trong quá trình tái cấu trúc xương phụ thuộc lượng canxi có trong cơ thể và sự dự trữ canxi. Tuy nhiên quá trình tái cấu trúc xương có thể dẫn đến trạng thái mất cân bằng và có thể dẫn đến tình trạng mất xương tăng lên.

Quá trình này thường diễn ra khi quá trình hủy xương vượt trội so với quá trình tạo xương mới và thường do sự mất cân bằng của các hormone, do thiếu dinh dưỡng, hoặc do tăng gánh nặng thể lực.

Một số tình trạng các đơn vị tế bào tạo xương giảm dẫn đến tình trạng mất xương, giảm sức mạnh, độ bền của xương dẫn đến giảm các đơn vị cấu trúc xương và chất lượng xương giảm.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Teo cơ

Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.


Bệnh teo cơ là gì?


Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi.


Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ:


Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ.

Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện.

Ví dụ: Khi bị teo cơ tay trái, bạn sẽ thấy tay trái nhỏ hơn tay phải. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy tay trái yếu hẳn hơn tay phải. 

Tuy nhiên, teo cơ thường chỉ ảnh hưởng đến đường kính nhóm cơ, khối lượng cơ, chứ không hề gây sụt giảm chiều dài chi.


Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ:


Có nhiều nguyên nhân gây ra teo cơ, bao gồm:

Loạn dưỡng cơ: Đây là nhóm bệnh phổ biến nhất gây ra teo cơ. Các bệnh loạn dưỡng cơ thường gặp là: Duchenne, Becker, Emery-Dreifuss, loạn dưỡng cơ gốc chi.
Teo cơ tiến triển
Teo cơ cột sống
Teo cơ do tổn thương đa ổ thần kinh
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bại liệt
Đa xơ cứng
Gãy xương đùi
Thoát vị đĩa đệm

Đôi khi, một số bệnh hệ thống, mãn tính cũng gây ra teo cơ như:

HIV/AIDS
COPD
Ung thư
Bỏng nặng
Suy thận mạn
Nhịn đói lâu ngày, suy dinh dưỡng hoặc chán ăn tâm thần


Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Nguyên nhân loãng xương nam giới

Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn tạo ra mô xương mới để thay thế xương cũ bị phân huỷ. Khi bạn già đi, bạn tạo xương ít hơn vì bạn hấp thụ ít calci và vitamin D - là những chất liệu tạo thành xương.Đối với một nửa số nam giới bị loãng xương, nguyên nhân ngoài tuổi tác vẫn còn chưa rõ.


Hãy coi bộ xương của bạn như một tài khoản tiết kiệm đối với xương. Sự tạo xương lớn hơn sự huỷ xương cho tới khi bạn được 30 tuổi, là lúc bạn có khối xương lớn nhất. Sau đó bộ xương của bạn tiêu huỷ nhiều hơn tạo ra, điều này là bình thường.

Rối loạn ăn uống. Nam giới bị chứng biếng ăn hoặc chứng cuồng ăn có nguy cơ cao có mật độ xương thấp ở cổ xương đùi và thắt lưng. Không đủ calci trong chế độ ăn. Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000 mg calci mỗi ngày. Nam giới lớn hơn 65 tuổi cần ít nhất 1500 mg calci mỗi ngày.

Nồng độ testosteron thấp. Loãng xương ở nam giới có thể do nồng độ testosteron thấp (thiểu năng tuyến sinh dục).- Lối sống ít hoạt động. Nam giới không tập luyện thường xuyên có nguy cơ cao bị loãng xương.

Rượu làm giảm tạo xương và cản trở khả năng cơ thể hấp thu calci. Đối với nam giới, uống rượu nhiều là một trong những yếu tố nguy cơ hay gặp nhất gây loãng xương.



Hút thuốc lá. Nam giới hút thuốc dễ bị gãy cột sống gấp 2 đến 3 lần so với nam giới không hút thuốc

Một số nam giới bị loãng xương không tích luỹ đủ khối xương dự trữ để bị tiêu đi khi về già. Một số người khác dự trữ đủ nhưng lại bị mất đi nhanh. Loãng xương làm cho nền xương bị rỗ.

Dưới kính hiển vi, xương bị loãng giống như một cây cầu sắt có nhiều rầm cầu bị mất. Giống như cây cầu, nó không thể đứng vững trước sự quá sức hằng ngày.

Gãy xương thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, có thể xảy ra mà không có sự đè ép bất thường lên xương. Gãy cổ xương đùi, cột sống, cổ tay là hay gặp nhất.

Khi xương cột sống bị bệnh, chúng có thể lún. Nhưng gãy lún này thường gây đau lưng nặng đột ngột và thậm chí dẫn đến giảm chiều cao. Lâu dần những gãy lún phức tạp có thể gây ra còng và gù lưng.


Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Chữa đau lưng bằng ngải cứu

Lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to, nướng nóng hoặc rang lên rồi bọc qua lớp khăn mỏng, chườm vào phần bị đau nhiều lần trước khi đi ngủ.


Cách dùng: lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho mật ong vào trộn đều, vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục từ 1-2 tuần tùy tình trạng bệnh (nặng hay nhẹ) sẽ có kết quả.



Ngải cứu trộn với muối rang nóng, bọc vào miếng vải chườm lên chỗ đau trước khi ngủ. Nếu nguội có thể rang lại hỗn hợp này và thực hiện 2-3 lần.

Cây ngải cứu chữa đau lưng do bệnh gai cột sống


Nguyên liệu: 1 nắm là ngải cứu tươi, 150ml giấm gạo.

Cách dùng: Rửa sạch lá ngải cứu, giã nát. Đun nóng giấm gạo, trộn đều giấm còn nóng với lá ngải cứu giã nhuyễn. Bọc hỗn hợp này vào miếng vải sạch, xoa dọc xương sống trong 15 phút. Trong quá trình xoa cần giữ nóng thuốc bằng cách hâm nóng để phát huy hết công dụng của thuốc.

Người bệnh nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ trong 15 ngày. Nếu chưa bớt đau có thể duy trì bài thuốc từ 3-5 tháng.

Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân đau lưng


Bổ sung vitamin B1

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B1 như gạo, các loại sữa có thể rút ngắn thời gian đau lưng từ tổn thương thần kinh.



Trái cây và rau củ

Ăn nhiều trái cây, rau quả giúp duy trì trọng lượng cơ thể, giảm áp lực cân nặng lên xương cột sống và các vùng xương khớp, làm giảm bớt cơn đau.

Một số loại rau quả có thể trì hoãn sự tiến triển của viêm khớp, giảm cơn đau lưng như nam việt quất, nho đỏ, anh đào, trái cây họ cam quýt...

Thêm gia vị khi nấu

Nghệ, gừng và ớt là 3 gia vị kháng viêm hữu hiệu, giúp giảm đau lưng đáng kể, bảo vệ các khớp xương nếu được sử dụng thường xuyên.

Hạn chế đồ ăn nhanh

Thực phẩm chứa nhiều chất béo như các món chiên xào, đồ ăn nhanh sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng. Việc hạn chế những món ăn này cũng là cách chữa đau lưng hiệu quả.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.