Thoái hóa do tuổi già là nguyên nhân gây gai cột sống. Bên cạnh đó, sự lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống do quá trình lão hóa cũng gây gai cột sống. Chấn thương, va đập cũng gây gai cột sống.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gai cột sống. Gai cột sống do viêm khớp mạn tính làm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống gây hao mòn dần bề mặt của khớp, khiến hai đầu xương thường xuyên tiếp xúc vào nhau gây đau, nhức.
Yếu tố di truyền cũng xuất hiện ở bệnh gai cột sống. Nếu trong gia đình có người bị gai cột sống thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Người có nghề nghiệp thường xuyên phải mang vác nặng, vận động viên cử tạ,… khiến trọng lượng đè lên cột sống lớn là đối tượng dễ bị gai cột sống.
Cột sống cổ và cột sống thắt lưng là hai vị trí dễ bị gai cột sống nhất. Nếu gai cột sống thắt lưng thì người bệnh thường cảm thấy đau ở giữa thắt lưng hay đau lan xuống vùng hông. Nếu gai cột sống vùng cổ, người bệnh thường đau gáy, vai, có thể lan xuống cánh tay, đau buốt lên đỉnh đầu…
Gai cột sống có nguy hiểm không? |
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?
Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống (https://vi.wikipedia.org/wiki/Cột_sống) nên gai không cọt xát với rễ dây thần kinh hoặc tủy sống phía sau nên ít gây biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị kịp thời, người bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm như chứng vẹo, gù cột sống và có thể chèn ép rễ dây thần kinh cột sống từ đó gây yếu cơ, teo cơ ở tay hoặc chân.
Ở một số trường hợp hiếm, người bệnh có thể bị gai gãy, mảnh gãy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co duỗi khớp hoặc khi gai đè ở rễ dây thần kinh thì làm mất cảm giác ở tay chân.
Vì vậy khi có triệu chứng gai cột sống, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời.
►Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét