Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Biểu hiện của gãy xương đòn

Nếu lực chấn thương lớn hoặc vận chuyển bệnh nhân không cố định tốt có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm gãy xương đòn như: tổn thương bó mạch thần kinh dưới đòn, tổn thương đỉnh phổi dẫn đến tràn khí, tràn máu khoang màng phổi. 

Sưng, đau và xuất hiện vết bầm dọc theo xương đòn.

Cơn đau tăng mạnh và cảm nhận được tiếng “rắc” khi cử động vai hay cánh tay.

Biến dạng ở xương gãy.

Vai bị sụp hoặc chùng xuống về phía trước hay phía dưới.

Bạn nên đến bác sĩ ngay nếu gặp phải trường hợp sau:

Tay bị tê hoặc có có cảm giác châm chích.

Bạn cảm thấy rất đau và thuốc giảm đau không còn hiệu quả.

Vai của bạn bị biến dạng và xương đâm ra da.

Bạn không thể cử động cánh tay của mình.

Biểu hiện của gãy xương đòn
Biểu hiện của gãy xương đòn


Biến chứng của gãy xương đòn

Hai biến chứng này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong do hoạt động hô hấp và tuần hoàn bị ảnh hưởng. Một biến chứng đáng sợ nữa đó là phần xương gãy chọc thủng da, biến một ổ gẫy kín (tiên lượng tốt) thành một ổ gẫy hở (tiên lượng xấu hơn). Trường hợp này nếu không được xử trí đúng cách có thể gây nhiễm trùng.

Điều trị khi gãy xương đòn

Sau khi xảy ra tai nạn, cần cố định tạm thời xương đòn gãy của người bệnh bằng băng số 8 (bằng băng vải hoặc bằng chun thì càng tốt); sau đó chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu. Tùy từng trường hợp tổn thương mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. 

Nếu 2 đầu gãy di lệch ít, có thể nắn chỉnh xương đòn rồi cố định bằng bột hoặc băng chun. Nếu 2 đầu gãy di lệch lớn, có mảnh rời, có thể phẫu thuật kết lại xương đòn gãy bằng đinh nội tủy hoặc nẹp vít.

Tổn thương gãy xương đòn thường liền sau khoảng 3-4 tuần. Sau khi xương liền, người bệnh nên tập vận động phục hồi chức năng để khớp vai hồi phục nhanh.

►Xem thêm: Đau cơ xơ hóa

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Tìm hiểu bệnh đau xơ cơ hóa

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng đau cơ xơ hóa nhưng các bác sĩ cho rằng bệnh có thể do một vài nguyên nhân gây nên

Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Nhiều người nghĩ rằng tình trạng này liên quan tới bệnh viêm khớp. 

Tuy nhiên, trên thực tế đau cơ xơ hóa không phải một dạng viêm khớp vì nó không gây viêm hay tổn thương thực sự cho khớp hoặc mô. Nhưng, nó có thể gây nhiều đau đớn, căng cứng, mệt mỏi trên toàn bộ cơ thể và gặp khó khăn trong những hoạt động thường ngày.

Nguyên nhân dẫn đến đau cơ xơ hóa

Yếu tố di truyền: Hội chứng đau cơ xơ hóa có liên quan đến nhiều vị trí gen trong hệ thống serotonine, dopamine và catecholamine…

Stress: Stress có thể làm thay đổi chức năng của axit HPA, làm thay đổi hàm lượng cortisone trong cơ thể dẫn đến tình trạng đau lan toả toàn thân và kéo dài.

Rối loạn giấc ngủ: Những nghiên cứu điện não đồ chỉ ra rằng người bệnh đau cơ xơ hóa bị thiếu sóng chậm của giấc ngủ, vì thế ảnh hưởng đến giai đoạn 4 của giấc ngủ.

Tìm hiểu bệnh đau xơ cơ hóa
Tìm hiểu bệnh đau xơ cơ hóa


Bất thường về Dopamine: Hàm lượng Dopamine bị giảm sút ở bệnh nhân FMS vì giảm quá trình tổng hợp và giải phóng dopamine liên quan đến các bệnh lý thần kinh khác như Parkinson…

Giảm sút lượng hormone tăng trưởng: Hàm lượng hormone tăng trưởng ở bệnh nhân đau cơ xơ hóa bị giảm sút do stress có thể gây biến động ở vùng dưới đồi, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và giảm các sản phẩm của hormone tăng trưởng trong sóng chậm của giấc ngủ. Gai cột sống lưng có chữa được không http://coxuongkhoppcc.com/gai-cot-song-lung-co-chua-duoc-khong.html

Một số yếu tố khác chẳng hạn như suy giảm hàm lượng serotonine, nhiễm virus (Epstein Barr Virus), bất thường miễn dịch (bệnh lý tự miễn…) có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh này.

Triệu chứng của chứng đau cơ xơ hóa

Triệu chứng đau cơ xơ hóa có thể biểu hiện trong nhiều khoảng thời gian của một ngày. Triệu chứng rõ rệt nhất vào buổi sáng và đầu giờ tối.

Ngoài cảm giác đau nhức lan tỏa, âm ỉ khắp cơ thể, một số triệu chứng điển hình khác khi mắc hội chứng này bao gồm:

Mệt mỏi, người uể oải, rã rời. Mất ngủ. Lo lắng, bồn chồn, căng thẳng. Nhạy cảm với mùi mạnh và âm thanh chói. Bị căng cơ khi ngồi hay đứng. Tiểu tiện thường xuyên. Khó khăn trong việc ghi nhớ và tập trung vào các nhiệm vụ cần làm. Đau quặn vùng bụng dưới, đầy hơi và buồn nôn

►Xem thêm: Gai cột sống